Ngữ Văn Lớp 8 Bài soạn Tình thái từ
Soạn Văn:Tình thái từ
Chức năng của tình thái từ
Câu 1 (trang 80 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Các ví dụ (a), (b), (c) khi bỏ các từ in đậm thì câu sẽ mất đi sắc thái riêng của nó. Ví dụ (a) bỏ từ à thì câu chỉ còn là câu tường thuật chứ không còn là câu nghi vấn nữa.
Câu 2 (trang 80 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Ví dụ (d), từ ạ biểu thị thái độ lễ phép của học sinh.
Sử dụng tình thái từ
- “Bạn chưa về à?” – Cùng lứa tuổi – mục đích nghi vấn (à, chăng, hử, hả)
- “Thầy mệt ạ?” – Biểu thị thái độ tình cảm – khác nhau về thứ bậc (ạ, cơ, mà)
- “Bạn giúp tôi một tay nhé!” – cùng thứ bậc – mục đích đề nghị (nhé, nhỉ, mà)
- “Bác giúp cháu một tay ạ!” – Không cùng thứ bậc – mục đích đề nghị (ạ, nhé)
Luyện tập
Câu 1 (trang 81 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Các từ in đậm là tình thái từ trong các câu: b, c, e, i.
Câu 2 (trang 82 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Ý nghĩa của các tình thái từ:
a. chứ: Biểu thị ý nghi vấn nhưng điều muốn hỏi đã ít nhiều khẳng định.
b. chứ: Biểu thị sự khẳng định.
c. ư: Biểu thị thái độ nghi ngờ.
d. nhỉ: Bày tỏ sự băn khoăn.
e. nhé: Dặn dò với thái độ thân mật, hi vọng.
g. vậy: Chấp nhận một cách miễn cưỡng, không hài lòng.
h. cơ mà: Động viên, thuyết phục.
Câu 3 (trang 83 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Đặt câu với tình thái từ:
- Tôi đây mà!
- Hôm nay có tập phim mới đấy!
Tài liệu ôn thi môn Ngữ Văn "Bài soạn Tình thái từ" sẽ giúp các bạn học sinh tự tin hơn trong quá trình ôn tập và thi cử đồng thời cũng cố kiến thức về môn Ngữ Văn tại trường góp phần chuẩn bị cho kì thi. Click vào link dưới đây để xem hướng dẫn và tải tài liệu nhé.
>> LINK DOWNLOAD TÀI LIỆU