Ngữ Văn Lớp 8 Tính thống nhất chủ đề của văn bản

TÍNH THỐNG NHẤT CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Chủ đề của văn bản là gì?

Để hiểu thế nào là chủ đề của văn bản, hãy đọc lại văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh để tìm hiểu những vấn đề sau:

a) Trong văn bản, tác giả đã kể lại những gì của thời thơ ấu?
b) Tác giả đã thể hiện tình cảm của mình như thế nào khi sống trong những kỉ niệm của ngày tựu trường đầu tiên?

Gợi ý:

- Tác giả nhớ và kể lại những kỉ niệm trong ngày đầu tiên tựu trường: trên đường mẹ đưa đến trường, ở trường, ông đốc gọi tên, xếp hàng đi vào lớp, bài học đầu tiên.

- Tác giả bày tỏ cảm xúc nao nức khi nhớ về buổi tựu trường đầu tiên; khi nhớ lại nhữngkỉ niệm trong buổi đầu tiên đến trường ấy, tác giả sống với những tình cảm ấu thơ: sự thay đổi, cảm giác lớn lên, lạ lẫm khi đến trường, sợ sệt, rụt rè khi ông đốc gọi tên, xếp hàng, cảm giác thân quen, gần gũi với bạn, với thầy trong bài buổi học đầu tiên.

c) Hai nội dung trên chính là chủ đề của văn bản Tôi đi học, vậy chủ đề của văn bản này là gì?

Gợi ý: Chủ đề của văn bản không chỉ là những sự việc mà tác giả kể lại. Như trong văn bản Tôi đi học, ta thấy tình cảm, cảm xúc cũng là một bộ phận quan trọng của chủ đề văn bản. Như vậy, có thể phát biểu chủ đề của văn bản Tôi đi học là: kể lại những sự việc trong buổi đầu tiên đi học, tác giả đã bộc lộ ấn tượng sâu sắc về những tình cảm, cảm xúc ấu thơ trong sáng, hồn nhiên.

d) Từ việc tìm hiểu chủ đề của văn bản trên, em hiểu thế nào là chủ đề của một văn bản?

Gợi ý: Có thể hiểu chủ đề của một văn bản là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản ấy biểu đạt.

2. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản

a) Tại sao có thể nói văn bản Tôi đi học đảm bảo sự thống nhất về chủ đề?

Gợi ý: Một văn bản nào đó được xem là đảm bảo tính thống nhất chủ đề khi nó chỉ biểu đạt đối tượng và vấn đề chính đã xác đ ịnh, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác.

b) Chủ đề của văn bản Tôi đi học là: kể lại những sự việc trong buổi đầu tiên đi học, tác giả đã bộc lộ ấn tượng sâu sắc về những tình cảm, cảm xúc ấu thơ trong sáng, hồn nhiên.

- Căn cứ vào đâu để nói văn bản này kể về những kỉ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên?

Gợi ý:

- Chú ý nhan đề (Tôi đi học), các từ ngữ (kỉ niệm, buổi tựu trường, lần đầu tiên đi đến trường, sách vở, bút thước, trường Mĩ Lí, học trò, thầy, lớp, hồi trống, ông đốc trường, lớp năm, sắp hàng, bàn ghế, phấn, bảng đen, đánh vần, bài viết tập, …), các câu (“Hằng năm… nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.”, “Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường dài và hẹp.”, “Trước sân trường làng Mĩ Lí … vui tươi và sáng sủa.”, “Ông đốc trường Mĩ Lí cho gọi mới đến đứng trước lớp ba.”, “Sau khi thấy hai mươi tám cậu học trò sắp hàng đều đặn dưới hiên trường, ông đốc liền ra dấu cho chúng tôi đi vào lớp năm.”, “Một mùi hương lạ xông lên trong lớp.”, “Nhưng tiếng phấn của thầy tôi gạch mạnh lên bảng đen đã đưa tôi về cảnh thật. Tôi vòng tay lên bàn…” thể hiện chủ đề của văn bản;

Tài liệu ôn thi môn Ngữ Văn "Tính thống nhất chủ đề của văn bản" sẽ giúp các bạn học sinh tự tin hơn trong quá trình ôn tập và thi cử đồng thời cũng cố kiến thức về môn Ngữ Văn tại trường góp phần chuẩn bị cho kì thi. Click vào link dưới đây để xem hướng dẫn và tải tài liệu nhé.

>> LINK DOWNLOAD TÀI LIỆU

download

DOWNLOAD TÀI LIỆU KHÁC