Chương trình lớp 12 có bao nhiêu môn học?
Chương trình lớp 12 có bao nhiêu môn học là câu hỏi của nhiều phụ huynh cũng như các em học sinh khi Bộ Giáo Dục tiến hành đưa ra các đề án mới cho chương trình học của lớp 12. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời.
Môn ngữ văn lớp 12
Ngữ văn là một trong những môn học bắt buộc đối chương trình lớp 12 với tất cả các cấp học trong chương trình giáo dục tại Việt Nam. Chương trình Ngữ Văn lớp 12 bao gồm 3 nội dung trọng tâm bao gồm phần văn học, phần tiếng việt và phần làm văn. Môn học này trang bị các kiến thức, kỹ năng cơ bản thiết yếu như nghe, nói, đọc viết, khả năng cảm nhận tác tác phẩm trong và ngoài nước, văn học hiện đại, trào phúng,…cảm nhận về thơ ca. Đây là một trong những môn quan trọng bắt buộc trong tất cả các kỳ thi tốt nghiệp THPT hiện nay.
Ngữ văn lớp 12
Môn Ngoại ngữ lớp 12
Ngoại ngữ (tiếng Anh) là môn học bắt buộc từ lớp 3 đến lớp 12 theo khung chương trình của Bộ Giáo Dục hiện nay. Nội dung chương trình giảng dạy được thiết kế nhằm nâng cao, cải thiện 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết theo khung năng lực với 6 mức dùng cho Việt Nam (được tham chiếu từ chương trình đánh giá của Châu u). Chương trình học được xây dựng xuyên suốt từ các cấp cơ bản lên đến chương trình học lớp 12. Kết quả đánh giá năng lực là sự kết hợp giữa cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
Anh văn lớp 12
Môn Toán học lớp 12
➣ Ở cấp bậc từ lớp 1 đến lớp 12 toán là môn học bắt buộc đối với các em học sinh, môn học này trang bị đầy đủ các kiến thức, khái niệm căn bản nhất có thể áp dụng vào thực tiễn hàng ngày, đồng thời cũng là nền tảng kiến thức để học tập ở các trình độ tiếp theo. Cấu trúc chương trình xoay quanh toán học ở cấp THCS bao gồm Đại số, Hình học và Thống kê xác xuất.
➣ Môn toán lớp 12 chia ra thành hai phần: môn toán 1 là phần bắt buộc đối với tất cả học sinh là phần kiến thức đã được chắt lọc mang tính ứng dụng cao trong cuộc sống cũng như định hướng nghề nghiệp sau này; môn toán 2 là phần tự chọn nâng cao dựa trên những cơ sở nền tảng đã học, phần này sẽ giải thích chuyên sâu tùy thuộc vào hướng chuyên ngành mà người học hướng tới.
Môn toán lớp 12
Môn Giáo Dục Công dân lớp 12
Việc hình thành nên các phẩm chất đạo đức, khả năng giao tiếp, trách nhiệm công dân là vô cùng cần thiết bên cạnh kiến thức khoa học. Lĩnh vực giáo dục về mặt đạo đức công dân đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành nhân cách lối sống của học sinh phù hợp với các chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
Các môn học từ đạo đức đối với cấp 1, giáo dục công dân đối với cấp 2 và cấp 3 là những môn học cốt lõi trong các môn học trong chương trình học lớp 12.
Môn giáo dục công dân lớp 12
Môn Địa Lý lớp 12
Chương trình bao gồm các kiến thức khái quát về Địa lí tự nhiên, dân cư, kinh tế của đất nước Việt Nam. Chương trình được thiết kế theo ba hướng: đại cương, thế giới, Việt Nam , gồm kiến thức về địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế - xã hội; mỗi phần nội dung đều được sắp xếp trải đều từ lớp 10 đến lớp 12. Chương trình môn Địa lí lớp 12 chú trọng định hướng năng lực học sinh, vì vậy cần hỗ trợ từ các phương tiện dạy học địa lí như: bản đồ, tranh ảnh, mô hình, các dụng cụ liên quan đến địa lý, băng đĩa, video clip, tài liệu, tư liệu, thiết bị công nghệ thông tin và truyền thông...
Môn địa lý lớp 12
Môn Lịch Sử lớp 12
Môn học này lồng ghép các kiến thức về kinh tế, văn hóa, khoa học, tôn giáo ở mức độ đơn giản. Đối với các học sinh có định hướng cho khối tự nhiên thì đây là môn học tự chọn từ năm lớp 10 và lớp 11. Đối với học sinh có định hướng khối xã hội sẽ học tách ra theo hướng nghiên cứu chuyên sâu hơn ở chương trình lớp 12. Dù có nhiều định hướng khác nhau tuy nhiên việc lựa chọn và học tập nên chú trọng đến kiến thức nền tảng, mối quan hệ giữa sự phát triển xã hội và cuộc sống hiện thực.
Môn lịch sử lớp 12
Môn Hóa học Lớp 12
Hóa học lớp 12 chủ yếu kết hợp giữa lý thuyết và thực nghiệm, nghiên cứu các thành phần cấu trúc của các đơn chất và hợp chất. Môn học này có liên hệ mật thiết đối với các môn học khác như Vật Lý hay Sinh học. Bộ môn hóa học ở chương trình lớp 12 là sự kế thừa và phát huy nội dung của môn khoa học tự nhiên ở cấp THCS đồng thời mở rộng và nâng cao kiến thức hơn.
Môn hóa học chương trình lớp 12
Môn Vật Lý Lớp 12
Chương trình học lớp 12 có bao nhiêu môn hoc? Tổng cộng có 11 môn học trong đó Đây Vật Lý lớp 12 môn học khó khối lượng kiến thức nặng nhất trong ba năm cấp THPT. Nội dung các chương chủ yếu mở rộng những phần kiến thức lớp 10 và 11 ở một số chủ đề như dòng điện, ánh sáng, hạt nhân, lực,...Môn Vật Lý chương trình lớp 12 giúp học sinh nhận biết được năng lực, sở trường, định hướng nghề nghiệp của bản thân từ đó có kế hoạch học tập đúng với mục tiêu đã đề ra.
Môn vật lý chương trình lớp 12
Môn Sinh học Lớp 12
Môn Sinh học cũng nằm trong nhóm các môn học trong chương trình lớp 12 được lựa chọn ở giai đoạn định hướng nghề nghiệp. Môn Sinh học lớp 12 giúp hệ thống hóa kiến thức, củng cố kĩ năng, tri thức cốt lõi của ngành sinh học, nghiên cứu ứng dụng và các quy trình công nghệ sinh học qua từng chủ đề: sinh học phân tử, sinh học tế bào, vi sinh vật, thực vật, động vật, di truyền học, tiến hóa và môi trường sinh thái.
Môn hóa học chương trình lớp 12
Môn Công nghệ lớp 12
Nội dung môn học này giúp học sinh có được cơ hội trực tiếp thực hành trên các đối tượng thật hay mô hình cụ thể. Để học tốt môn học này người học cần có khả năng hình dung, tưởng tượng hay vận dụng các hình thức tư duy. Đây là môn học có tính ứng dụng cao trong đời sống thực tiễn, bao gồm kiến thức của nhiều môn học khác nhau trong chương trình học lớp 12.
Môn công nghệ chương trình lớp 12
Môn Tin học lớp 12
Giữa thời công nghệ hiện đại môn tin học lớp 12 vô cùng cần thiết bên cạnh các môn trang bị về mặt kiến thức chuyên ngành. Giúp học sinh tăng khả năng chủ động tìm kiếm bằng công cụ số, internet, tiếp thu, mở rộng kiến thức và sáng tạo nhờ sự trợ giúp của công cụ máy tính.
Môn tin học chương trình lớp 12
Bài viết trên đây đã tổng hợp danh sách các môn học trong chương trình lớp 12 với các thông tin tổng quan nhằm cho người đọc có một cái nhìn sơ lược về mỗi môn học. Các vị phụ huynh cùng các em học sinh khi lựa chọn các khối ngành cũng như định hướng trong công việc nên tìm hiểu kỹ hơn để đưa ra quyết định lựa chọn.