Đề KSCL môn Sinh Học 12 - Vĩnh Phúc - Đề 3

Họ, tên thí sinh:......................................................................................................................... SBD: .............................

Câu 1: Ở một loài thực vật, alen A quy định hạt tròn là trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt dài; alen B quy định hạt đỏ là trội hoàn toàn so với alen b quy định hạt trắng. Hai cặp gen A, a và B, b phân li độc lập. Khi thu hoạch ở một quần thể cân bằng di truyền, người ta thu được 63% hạt tròn, đỏ; 21% hạt tròn, trắng; 12% hạt dài, đỏ; 4% hạt dài, trắng. Tần số tương đối của các alen A, a, B, b trong quần thể lần lượt là

A. A = 0,7; a =0,3; B = 0,6; b =0,4. B. A = 0,6; a =0,4; B = 0,7; b =0,3.
C. A = 0,5; a =0,5; B = 0,6; b =0,4. D. A = 0,6; a =0,4; B = 0,5; b =0,5.

Câu 2: Cho biết các công đoạn được tiến hành trong chọn giống như sau:

1. Chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn.                             2. Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau.
3. Lai các dòng thuần chủng với nhau.                                4. Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen mong muốn.

Việc tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp được thực hiện theo quy trình:

A. 4�1� 2�3. B. 2� 3 �1� 4. C. 1� 2� 3� 4. D. 2�3�4�1.

Câu 3: Giới hạn sinh thái là

A. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian.
B. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một số nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.
C. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhiều nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật sinh trưởng và phát triển kém.
D. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật vẫn tồn tại được.

Câu 4: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 10. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể số 1 và số 2 xét một gen có 1 alen, trên mỗi cặp nhiễm sắc thể số 3, số 4 và số 5 xét một gen có hai alen. Do đột biến, trong loài đã xuất hiện 5 dạng thể ba tương ứng với các cặp nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, các thể ba này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về các gen đang xét?

A. 108.                             B. 162.                             C. 135.                             D. 180.

Câu 5: Một quần thể thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Ở thế hệ xuất phát (P) gồm 25% cây thân cao và 75% cây thân thấp. Khi (P) tự thụ phấn liên tiếp qua hai thế hệ thì ở F2 số cây thân cao chiếm tỉ lệ 17,5%. Theo lí thuyết, trong tổng số cây thân cao ở (P), cây thuần chủng chiếm tỉ lệ

A. 12,5%.                             B. 5%.                             C. 25%.                             D. 20%.

Câu 6: Cho cây tứ bội có kiểu gen AAaaBBbb. Biết các gen phân ly độc lập, cây tứ bội chỉ cho giao tử 2n. Tính theo lý thuyết, tỷ lệ giao tử mang kiểu gen Aabb được sinh ra từ cây này là

A. 4/36.                             B. 12/36.                             C. 6/36.                             D. 18/36.

Câu 7: Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Đột biến chuyển đoạn có thể không làm thay đổi số lượng và thành phần gen của một nhiễm sắc thể.
B. Đột biến đảo đoạn làm cho gen từ nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác.
C. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường mà không xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính.
D. Đột biến mất đoạn không làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể

Câu 8: Khi cho một cây (P) có kiểu gen AaBb tự thụ phấn, người ta thu được F1 có 225 cây quả dẹt, 150 cây có quả tròn và 25 cây có quả dài. Nếu cho cây (P) nói trên lai với cây mang kiểu gen Aabb thì kiểu hình thu được ở đời con sẽ phân li theo tỉ lệ

A. 2 quả dẹt : 1 quả tròn : 1 quả dài.                             B. 6 quả dẹt : 1 quả tròn : 1 quả dài.
C. 3 quả dẹt : 4 quả tròn : 1 quả dài.                             D. 15 quả dẹt : 1 quả dài.

Câu 9: Theo quan niệm hiện đại, một trong những vai trò của giao phối ngẫu nhiên là

A. tạo biến dị tổ hợp là nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.
B. tạo các alen mới, làm phong phú vốn gen của quần thể.
C. quy định nhiều hướng tiến hóa.
D. làm thay đổi tần số các alen trong quần thể.

Câu 10: Ở một loài thực vật, biết các gen phân li độc lập và không có đột biến xảy ra. Tính theo lý thuyết, phép lai AaBbDd x AAbbDd cho đời con có số cây mang kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ là

A. 27/32.                             B. 1/8.                             C. 7/8.                             D. 13/16.

Câu 11: Ở một quần thể sinh vật, xét 3 gen I, II và III có số alen lần lượt là 3, 4 và 5. Biết các gen đều nằm trên NST thường và không cùng nhóm liên kết. Số kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen và dị hợp về tất cả các gen trên có trong quần thể lần lượt là:

A. 60 và 90.                             B. 120 và 180.                             C. 60 và 180.                             D. 30 và 60.

Tài liệu ôn thi Đề KSCL môn Sinh Học 12 - Vĩnh Phúc - Đề 3 sẽ giúp các bạn học sinh tự tin hơn trong quá trình ôn tập và thi cử đồng thời cũng cố kiến thức về môn Sinh Học tại trường góp phần chuẩn bị hành trang vững chắc cho kì thi sắp tới. Hơn thế, bạn cũng có thể sử dụng chúng như tài liệu ôn tập cho kỳ thi đại học. Click vào link dưới đây để xem hướng dẫn và tải tài liệu nhé.

>> LINK DOWNLOAD TÀI LIỆU

download

 

DOWNLOAD TÀI LIỆU KHÁC